Ngày 4/2/2004, một trang mạng xã hội có tên “Thefacebook” ra đời. Tính đến nay đã tròn 10 năm. Trong 10 năm hình thành và “bùng nổ”, Facebook đã mang lại những gì và đã làm nên những "tội" gì?

Lợi ích

Trước tiên là những cái lợi trước mắt bạn nè..

Mạng xã hội giúp mọi người kết nối với nhau.

Đây là khu vực bạn bè của bạn vừa làm quen thể hiện đầy đủ thông tin của một người như họ tên, giới tính đến địa chỉ, từ trường đại học, trường phổ thông, công ty và các tổ chức,... Bất cứ ai trên mạng cũng có thể nhìn thấy profile của bạn (trừ khi bạn thay đổi thiết lập riêng tư cho profile của mình). Bằng cách gia nhập một mạng, cơ hội gặp những người mà bạn biết tăng lên rõ rệt, bên cạnh đó bạn còn có thể gặp được những người muốn chia sẻ cùng sở thích giống mình.

Cung cấp không gian riêng để mọi người thể hiện mình nhưng lại không đảm bảo về tính bảo mật

Tác Hại

Hội chứng “nghiện” facebook

Mới đầu, nhiều bạn biết đến mạng xã hội Facebook (FB) chỉ do bạn bè mời nên tham gia cho có phong trào, sau dần lại thành thói quen. Mỗi lần vào mạng mà không vào Facebook tán gẫu lại cảm thấy bứt rứt không yên. Thậm chí, có những bạn mắc “hội chứng Facebook”, không có việc gì làm cũng vào vào facebook, đôi khi chỉ là update những điều không đâu.

Nhiều bạn không bao giờ chia sẻ gì về mình trên Facebook, nhưng lại dành rất nhiều thời gian để lượn lờ đọc Facebook người khác, xem ảnh hoặc comment mà mãi không dứt ra được. Dần dần, việc nghiện mạng cộng đồng không còn là điều hiếm thấy trong giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên.

Facebook và những tác động tiêu cực

Đối với nhiều bạn trẻ, Facebook là niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”, nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập.

Có nhiều bạn mải mê Facebook đến nỗi quên cả việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành. Nhiều bạn sau khi quay lại bàn học vẫn "lưu luyến" với "anh Face" mà không thể tập trung. Chính điều đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của chúng mình.

Chưa kể đến việc giảm thị lực khi bạn dành cả tiếng đồng hồ, thậm chí là vài tiếng để cắm cúi nhìn màn hình máy tính. Nếu bạn cứ ngồi lâu một chỗ thì cơ thể cũng sẽ trì trệ hơn.


Thế giới ảo của Facebook khiến cuộc sống mệt mỏi

Sử dụng mạng xã hội thường xuyên có thể khiến cuộc sống của bạn trở nên "tệ hại" vì ghen tỵ với người khác, cảm thấy mình bị bỏ rơi hoặc trở thành chuyên gia rình mò...

1. Facebook làm bạn ghen tỵ với mọi người

Ngiên cứu cho thấy hầu hết mọi người chỉ chia sẻ “những khoảnh khắc lung linh” của bản thân trên Facebook. Do đó, việc dành quá nhiều thời gian săm soi những điều vui vẻ của người khác chỉ khiến bản thân cảm thấy cuộc sống của mình thật tẻ nhạt.

2. Facebook khiến bạn cảm thấy bị bỏ rơi

Liên lạc với nhau rất nhiều qua máy tính, nhưng họ chẳng thể cùng đưa bạn ra ngoài ăn trưa hay ngồi nghe bạn khóc lóc than thở về một người sếp khó ưa. Đọc các status về những việc thú vị mọi người đang làm, bạn sẽ buồn bã vì chẳng được tham gia cùng.

3. Facebook biến bạn thành kẻ chuyên rình mò

Một số lượng đáng kể người dành phần lớn thời gian trên Facebook chỉ để tìm kiếm “người yêu cũ, những đứa bạn xấu tính, người mình không ưa và người không thể sánh đôi trong đời thực...”. Không có gì bất ngờ khi nó khiến bạn day dứt mãi về những thất bại mắc phải trong quá khứ và cảm thấy không hài lòng với bản thân mình.

Một số ảnh hưởng tiêu cực mà mạng xã hội lớn nhất hiện nay gây ra cho trẻ là:

Lòng tự ái ở mức cao.

Rối loạn tâm lý, bao gồm các hành vi chống đối xã hội, hoang tưởng, sống tiêu cực, uống nhiều rượu.

Thường xuyên bỏ học, nguy cơ cao bị đau dạ dày, mất ngủ, lo âu, trầm cảm.

Kết quả học tập sút kém.

Tỷ lệ đọc thấp.

Vì vậy, nên coi Facebook là nơi chia sẻ tình hình, thông tin và những sự cảm thông hữu ích, đồng thời luôn cẩn trọng với những mối quan hệ mở, những người bạn dễ dàng có được chỉ bằng một cái click chuột. Ta không thể lường được họ sẽ mang đến những bất ngờ "tai hại" như thế nào. Nhẹ thì tổn thương về tinh thần nhưng nặng hơn thì có thể là cả về thể xác, thậm chí bị lừa đảo, lợi dụng.

Một vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để “cai nghiện” đây?

Cũng vì nhận ra tác hại của Facebook mà rất nhiều bạn đã quyết tâm từ bỏ cho bằng được. Nhiều hội "cai FB" đã xuất hiện trên... FB như: “Hội những người quyết tâm cai Facebook”, “Hội những người quyết tâm cai Facebook nhưng không thành công”.

Cách tốt nhất để tránh ảnh hưởng xấu của Facebook đến cuộc sống của bạn là hãy tự hạn chế mình, đặt ra mức thời gian tối đa cho việc sử dụng Facebook trong ngày.

Bạn cũng nên cắt giảm việc tham gia các hội nhóm trên FB và bớt like. Hãy cứ thử 1 tuần không vào Facebook xem cuộc sống của bạn thay đổi như thế nào?

Nguồn: Sưu tầm

Đăng nhận xét Blogger Disqus

 
Top